Advagraf 1mg thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch có công dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng thải ghép.
I. Thông tin sản phẩm Advagraf 1mg
1. Thành phần của Advagraf 1mg
- Tacrolimus monohydrate: 1mg .
- Tá dược vừa đủ .
2. Công dụng của Advagraf 1mg
- Phòng ngừa thải ghép gan hay thận ở người nhận trưởng thành.
- Điều trị cho những người thải ghép dị sinh kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác ở người trưởng thành.
3. Đối tượng sử dụng
- Người ghép tạng:
- Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ghép thận, gan, tim hoặc các cơ quan khác, sử dụng để ngăn ngừa phản ứng thải ghép.
- Người đã từng sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác nhưng cần chuyển đổi sang tacrolimus.
- Người đang điều trị thải ghép cấp tính:Những trường hợp cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thải ghép cấp tính, tacrolimus có thể được dùng như một lựa chọn điều trị.
- Cần theo dõi đặc biệt:
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận hoặc các tình trạng có liên quan đến nguy cơ phản ứng phụ của tacrolimus.
- Người cao tuổi hoặc trẻ em: Liều lượng cần được điều chỉnh cẩn thận theo từng trường hợp.
4. Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Trường hợp phòng ngừa thải ghép thận:
- Khởi đầu bệnh nhân dùng mỗi ngày một liều 0,2 – 0,3 mg/kg vào buổi sáng. Thời gian bắt đầu dùng thuốc ngay sau khi hoàn tất phẫu thuật 24 tiếng.
- Sau ghép giảm dần liều dùng, trong một số trường hợp thì có thể dừng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đi kèm. Những thay đổi về tình trạng của bệnh nhân sau ghép có thể thay đổi tính chất dược lý của Tacrolimus và có thể đòi hỏi chỉnh liều thêm nữa.
- Trường hợp phòng ngừa thải ghép gan:
- Khởi đầu bệnh nhân dùng mỗi ngày một liều 0,1 – 0,2 mg/kg vào buổi sáng. Thời gian bắt đầu dùng thuốc ngay sau khi hoàn tất phẫu thuật từ 12 tiếng đến 18 tiếng.
- Sau ghép giảm dần liều dùng, trong một số trường hợp thì có thể dừng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đi kèm. Những thay đổi về tình trạng của bệnh nhân sau ghép có thể thay đổi tính chất dược lý của Tacrolimus và có thể đòi hỏi chỉnh liều thêm nữa.
- Điều trị chống thải ghép:
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép gan hoặc thận: Khi chuyển từ các thuốc ức chế miễn dịch khác sang Advagraf ngày 1 lần, việc điều trị nên bắt đầu với liều khởi đầu giống với liều khuyến cao tương ứng cho trường hợp phòng ngừa thải ghép ở ghép gan hoặc thận.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép tim: Khi chuyển sang điều trị Advagraf đối với bệnh nhân trưởng thành thì khởi đầu mỗi ngày một liều 0,15 mg/kg vào buổi sáng.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép những tạng khác: Dù cho không có kinh nghiệm lâm sàng ở những người bệnh được ghép tụy, phổi hay ruột; nhưng Prograf đã được dùng trên các bệnh nhân được ghép phổi với liều khởi đầu bằng đường uống là mỗi ngày 0,1 – 0,15 mg/kg; trên các bệnh nhân ghép tụy với liều khởi đầu bằng đường uống là mỗi ngày 0,2 mg/kg; trên bệnh nhân ghép ruột với liều khởi đầu là mỗi ngày 0,3 mg/kg.
- Chỉnh liều với các đối tượng đặc biệt:
- Suy gan: Đối với bệnh nhân có suy gan nặng thì có thể cần thiết phải giảm liều, để duy trì được nồng độ đáy của Tacrolimus trong khoảng đích được khuyến cáo.
- Suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều. Tuy nhiên thì người bệnh vẫn phải cần theo dõi chức năng thận một cách cẩn thận.
- Chủng tộc: Khi so sánh với người da đên, bệnh nhân da trắng cần liều Tacrolimus thấp hơn để đạt được nồng độ đáy tương đương.
- Giới tính: Giữa những người bệnh nam và nữ thì không có bằng chứng cho thấy phải sử dụng liều lượng khác nhau để đạt được nồng độ đáy tương đương.
- Người bệnh cao tuổi: Hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh cần phải điều chỉnh liều thuốc trên những bệnh nhân này.
- Người bệnh là trẻ em: Chưa có xác lập thông tin về an toàn và hiệu quả của Advagraf ở trẻ dưới 18 tuổi. Vì vậy, chưa có khuyến cáo về liều dùng cho trẻ em.
Cách dùng
- Thuốc dùng bằng đường uống.
- Uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
- Uống nguyên viên với chất lỏng vừa đủ (tốt nhất là nước).
- Nên uống vào lúc dạ dày trống; hoặc vào trước lúc ăn 1 tiếng; hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng để được sự hấp thu tối đa.
- Sau phẫu thuật khi không thể dùng thuốc bằng đường uống được thì sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch với liều lượng chỉ gần bằng ⅕ bình thường.
5. Một số thông tin khác
Lưu ý
- Dùng thuốc Advagraf 1 mg ngay sau khi lấy thuốc ra khỏi vỉ.
- Cần phải hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng để không nuốt phải chất hút ẩm.
- Đối với người không thể dùng thuốc theo đường uống trong thời gian ngay sau ghép tạng thì có thể bắt đầu điều trị Tacrolimus bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều gần bằng 1/5 liều uống được khuyến cáo cho chỉ định tương ứng.
- Bệnh nhân nên điều trị duy trì với một dạng bào chế duy nhất của thuốc Tacrolimus với liều hằng ngày tương ứng; những phác đồ sử dụng chỉ được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia ghép tạng.
- Không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ dưới 18 tuổi.
- Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng thuốc Advagraf 1 mg phóng thích kéo dài để điều trị thải ghép dị sinh kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác trên người trưởng thành.
- Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng thuốc để phòng ngừa thải ghép ở người trưởng thành nhận tim ghép.
- Trong thời gian đầu sau khi ghép, phải theo dõi thường quy và định kỳ các thông số sau đây: Điện tim, đo huyết áp, đường huyết lúc đói, các thông số huyết học, trạng thái thần kinh và thị giác, xét nghiệm chức năng gan và thận, điện giải (nhất là kali máu), lượng protein huyết thanh và chức năng đông máu. Nếu như thấy có những thay đổi quan trọng về mặt lâm sàng thì phải xem xét việc điều chỉnh các thuốc ức chế miễn dịch.
- Khi dùng Tacrolimus kết hợp với các chất khác mà xảy ra tương tác thì phải theo dõi nồng độ Tacrolimus trong máu để điều chỉnh liều thuốc phù hợp, để nồng độ Tacrolimus tương đương được duy trì.
- Cẩn trọng khi sử dụng Tacrolimus trên các bệnh nhân trước trước đó có dùng Ciclosporin.
- Trong lúc tiêu chảy thì nồng độ Tacrolimus trong máu có thể thay đổi đáng kể, nên trong các đợt tiêu chảy phải theo dõi nồng độ Tacrolimus.
Tác dụng phụ
- Nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn:Sau khi dùng thuốc thì tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân hay tại chỗ đều có thể xảy ra. Tình trạng nhiễm khuẩn trước khi dùng thuốc có thể trở nên nặng hơn. Trường hợp bệnh cầu thận có liên quan virus BK, cũng như bệnh não chất trắng da ổ tiến triển đã được báo cáo ở những bệnh nhân được dùng thuốc ức chế miễn dịch điều trị, bao gồm cả Advagraf.
- Tổn thương, nhiễm độc và các biến chứng của thủ thuật: Thường gặp là loạn chức năng tạng ghép chính.
- Tân sinh lành tính, ác tính và không phân định được: Khi sử dụng Tacrolimus sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các tân sinh ác tính. Các tân sinh lành tính, cũng như ác tính gồm bệnh tăng sinh lympho do EBV hay bệnh ác tính ở da đã được báo cáo với các trường hợp điều trị Tacrolimus.
- Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết:
- Thường gặp: Tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu, bệnh bạch cầu, phân tích tế bào hồng cầu bất thường.
- Ít gặp: Tình trạng phân tích máu chảy máu đông có bất thường, bệnh lý về đông máu, giảm toàn bộ các loại bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
- Hiếm gặp: Prothrombin giảm, xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Không rõ: Thiếu máu tán huyết, bất sản nguyên hồng cầu, tiêu bạch cầu hạt .
- Rối loạn miễn dịch: Có thể gặp phản ứng dị ứng hay phản vệ với Tacrolimus.
Bảo quản
- Để thuốc ở nơi cao, tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không được quá 30⁰C.
II. Đánh giá sản phẩm Advagraf 1mg
1. Ưu – Nhược điểm của Advagraf 1mg
Ưu điểm
- Thuốc dùng dạng viên nén bằng đường uống khá tiện lợi.
- Điều trị bằng thuốc mang hiệu quả cao.
Nhược điểm
- Khi dùng thuốc có nguy cơ gặp những tác dụng không mong muốn.
- Có thể gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ sơ sinh và thai nhi.
2. Công dụng của Tacrolimus monohydrate
- Tacrolimus gắn với protein nội bào tạo ra phức hợp FKPB12-Tacrolimus có khả năng gắn kết chuyên biệt và cạnh tranh vào calcineurin rồi ức chế chất này. Điều này dẫn đến sự truyền tín hiệu tế bào T phụ thuộc calcium bị ức chế. Vì vậy quá trình sao chép của 1 bộ cytokin gen được ngăn chặn.
- Tacrolimus còn là thuốc ức chế miễn dịch có hiệu lực cao và đã được chứng tỏ hoạt tính trong các thử nghiệm in vitro và in vivo đã cho thấy hoạt tính.
- Nổi bật hơn, Tacrolimus còn ức chế được sự hình thành các tế bào chịu trách nhiệm chính cho sự thải ghép là lymphocyte độc tế bào. Tế bào T bị ức chế hoạt hóa và ức chế sự tăng sinh tế bào B có phụ thuộc tế bào T giúp đỡ, cũng như quá trình các lymphokin được hình thành và biểu hiện thụ thể interleukin-2.
admin –
đã sử dụng và có hiệu quả, nhân viên tư vấn nhiệt tình .