Zoloman 100 có thành phần chính Sertraline, dùng điều trị các chứng rối loạn trầm cảm, hoảng sợ, lo âu, căng thẳng.
I. Thông tin sản phẩm Zoloman
1. Thành phần Zoloman
- Sertraline: 100mg
- Tá dược vừa đủ
2. Công dụng Zoloman
- Là một dẫn xuất Naphthylamin, có công dụng chống trầm cảm, giảm căng thẳng lo âu, hoảng sợ.
- Cơ chế tác dụng: Ức chế mạnh sự tái hấp thu có chọn lọc chất trung gian hóa học Serotonin trong synap thần kinh trung ương. Từ đó, làm tăng cường tính hoạt động, nâng cao tâm trạng của bộ não.
3. Đối tượng sử dụng
- Rối loạn trầm cảm.
- Rối loạn hoảng sợ, lo âu.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Rối loạn stress sau chấn thương.
- Rối loạn tiền kinh nguyệt.
4. Cách dùng
Cách sử dụng
Để thuốc đạt hiệu quả điều trị cao, cách dùng và thời điểm dùng rất quan trọng. Hãy uống thuốc theo hướng dẫn sau:
– Uống viên thuốc với 1 cốc nước đầy, không được nhai hoặc nghiền.
– Uống trước hoặc sau khi ăn sáng hoặc tối, ngày 1 lần. Tốt nhất nên dùng vào một giờ cố định để không quên thuốc và tuân thủ chế độ dễ dàng hơn.
Liều dùng
Ngoài hướng dẫn kê đơn của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng theo lứa tuổi và tình trạng bệnh như sau:
Đối với người lớn:
– Rối loạn trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, stress sau chấn thương:
+ Liều lượng ban đầu: ½ viên/1 lần/ngày.
+ Tăng liều 1 viên/ 1 lần/ngày mỗi tuần, đến khi đạt đáp ứng.
+ Liều tối đa: 2 viên/ngày.
– Rối loạn hoảng sợ:
+ Liều ban đầu: ¼ viên/1 lần/ngày.
+ Tăng liều ½ viên/1 lần/ngày mỗi tuần, đến khi đạt đáp ứng.
+ Liều tối đa: 2 viên/ngày.
– Rối loạn tiền kinh nguyệt:
+ Liều ban đầu: ½ viên/1 lần mỗi ngày trong kỳ kinh.
+ Tăng liều tối đa lên 1 viên/ngày ở chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo để đạt đáp ứng mong muốn.
Đối với trẻ em điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
– Từ 6-12 tuổi: liều ban đầu ¼ viên/1 lần/ngày.
– Từ 13-17 tuổi: liều ban đầu ½ viên/1 lần/ngày.
Khi chưa đáp ứng với liều trên, có thể tăng liều dần dần và tối đa 2 viên/ngày theo đánh giá của bác sĩ.
5. Một số thông tin khác
Cách xử trí khi quên liều và quá liều thuốc Zoloman 100
Nếu quên liều:
– Điều đầu tiên người bệnh cần làm là uống ngay một liều khác thay thế.
– Có thể không uống liều đã quên khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo.
– Không uống bù hai liều cùng một lúc.
Nếu quá liều:
– Một số biểu hiện có thể xảy ra như: đau đầu, chóng mặt, run rẩy, kích động, mê sảng,…
– Hãy liên hệ ngay tới trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tại đây, bệnh nhân được giải độc bằng cách rửa dạ dày hoặc gây nôn và phục hồi sức khỏe.
Chống chỉ định
Đối tượng không được phép dùng thuốc Zoloman 100 gồm:
– Người quá mẫn cảm với Sertraline và các thành phần có mặt trong thuốc.
– Người đang điều trị thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày gần đây.
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, một số trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc:
– Đặc biệt phải giám sát chặt chẽ người bị bệnh trầm cảm và trẻ em bị rối loạn hoảng sợ bởi họ thường có suy nghĩ và hành vi tự sát.
– Người nghiện rượu, người cao tuổi, người nhẹ cân.
– Bệnh nhân động kinh, suy gan, suy thận, hạ Natri huyết.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Zoloman 100 tác động lên trung tâm điều hành mọi hoạt động sống của cơ thể, do đó gây ra các tác dụng phụ trên nhiều cơ quan và ở các mức độ khác nhau:
– Thường gặp:
+ Buồn nôn, nôn, khô miệng, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, ăn không ngon, chán ăn, đau bụng.
+ Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi.
+ Tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở.
+ Tăng tiết mồ hôi, nổi mẩn đỏ.
+ Nhìn mờ, ù tai.
+ Đau lưng, run rẩy, cơ co cứng.
– Ít gặp:
+ Viêm dạ dày, khó nuốt, viêm thực quản.
+ Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, giãn mạch, mặt đỏ bừng.
+ Viêm kết mạc, đau mắt, đau tai.
+ Viêm khớp, yếu cơ.
+ Háo khát, sụt cân.
– Hiếm gặp:
+ Viêm miệng, chảy máu dạ dày, chảy máu trực tràng, viêm đại tràng.
+ Suy nhược thần kinh, mất kiểm soát hành vi.
+ Viêm da tiếp xúc, phản ứng quá mẫn.
+ Hạ đường huyết, chảy máu bất thường, giảm tế bào hồng cầu, tiểu cầu.
Nếu trong quá trình dùng thuốc xuất hiện bất cứ tác dụng bất lợi nào, hãy báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn xử trí hợp lý và kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng đồng thời viên uống Zoloman 100 với các thuốc sau có thể làm tăng hoặc tác dụng của nhau, tăng độc tính, tăng tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc người bệnh đang dùng để được xem xét cách dùng cho thích hợp.
– Thuốc chữa động kinh: Phenytoin, Clomipramine, Primidone.
– Thuốc chống đông máu: Heparin, Warfarin, Aspirin.
– Thuốc gây ngủ: dẫn chất Benzodiazepin, Doxylamine, Promethazine.
– Thuốc giảm đau gây nghiện: Morphin, Codein.
– Bupropion, Lithium.
– Thuốc lợi tiểu: Furosemide.
– Thuốc chống trầm cảm khác: Fentanyl, Tramadol, Eletriptan.
– Thuốc điều trị HIV.
Mặt khác, tránh uống rượu và sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khi đang dùng thuốc vì làm tăng kích thích thần kinh.
Lưu ý
- Phụ nữ mang thai: Thuốc chưa có nghiên cứu đầy đủ và chính thức nào về những tác hại gây ra cho phụ nữ đang có thai. Vì thế, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, có sự cho phép của bác sĩ và phải cân nhắc thật kỹ những lợi ích cho mẹ và nguy cơ có hại cho thai nhi.
- Bà mẹ cho con bú: Vì thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ, do đó không dùng thuốc khi chưa được bác sĩ đánh giá hiệu quả và rủi ro.
- Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng này vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng phản xạ của người lao động.
II. Đánh giá sản phẩm Zoloman
1. Ưu – Nhược điểm Zoloman
Ưu điểm
- Có thể sử dụng cho cả trẻ em.
- Có tác dụng điều trị nhiều hội chứng khác nhau liên quan đến trầm cảm.
- Dạng viên tiện lợi dễ sử dụng và mang theo.
- Giá không quá đắt so với các thuốc cùng tác dụng.
Nhược điểm
- Chưa có nghiên cứu cụ thể trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
- Thuốc gây nhiều phản ứng bất lợi.
- Thời gian điều trị kéo dài mới cải thiện được hoàn toàn triệu chứng bệnh.
2. Thông tin về nhà sản xuất
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm OPV – Việt Nam.
- Số đăng ký: VD-13476-10.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Zoloman – Hộp 30 Viên – Điều Trị Chứng Trầm Cảm, Hoảng Sợ, Lo Âu”